QUY TRÌNH ĐÚC ĐỒNG TẠI ĐỒ ĐỒNG THÀNH LỢI

Ngày nay, đồ đồng đã không còn xa lạ gì với cuộc sống của người Việt, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những tượng đồng sừng sững giữa lòng thành phố hay trong các bảo tàng, những đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên… Vậy quy trình để tạo ra những sản phẩm đó như thế nào? Có phức tạp không?

Các khâu trong quá trình đúc đồng chính là những yếu tố cơ bản để tạo ra một sản phẩm đúc hoàn hảo.

Đúc đồng mỹ nghệ là một nghề thủ công đã có từ lâu đời ở Việt Nam, quy trình đúc đồng có nhiều bước được chúng tôi mô tả tóm tắt như dưới đây.

1. Lựa chọn nguyên liệu đúc đồng

Chất liệu đồng dự định đem đúc sẽ quyết định chủ yếu đến kết quả sản phẩm, nếu lựa chọn loại đồng có chất liệu tốt và ít tạp chất sẽ cho ra được sản phẩm tốt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đồng vụn, đồng bột  có thể làm nguyên liệu đúc đồng, nhưng tỷ lệ đồng ở trong đó thì cần được chú ý. Không phải ngẫu nhiên mà giá thành của đồng đỏ lại cao hơn đồng vàng bởi sản phẩm đúc đồng đỏ sẽ đẹp hơn, hoàn hảo hơn.

2. Tạo Mẫu

tao-mau

 

Trước khi đúc tượng đồng hay các sản phẩm khác từ đồng, người nghệ nhân đúc đồng cần tạo ra mẫu sao cho thật giống với sản phẩm cần đúc nhất có thể. Mẫu này có thể được tạo bằng đất sét chuyên ngành, gỗ hay thạch anh. Người nghệ nhân điêu khắc sẽ đắp mẫu theo quy định đã yêu cầu, các đường nét trên sản phẩm có được tinh xảo hay không là do khâu này quyết định. Một thợ đúc làm mẫu không đảm bảo thì chắc chắn sẽ không thể cho ra những sản phẩm ưng ý được.

3. Tạo Khuân đúc

Chọn loại đất tốt pha trộn với các loại phụ gia như vỏ chấu, giấy gió để làm khuôn âm bản, sau đó dùng đất bùn củ, chấu, bột chịu nhiệt làm cốt bên trong. Cần phơi khuân cho khô, tùy theo điều kiện có thể phơi trong thời gian từ 10 đến 20 ngày. Có những nơi người ta nung khuôn ở nhiệt độ 700 độ C sau đó để khuôn nguội và tiến hành căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng theo yêu cầu.

4. Nung khuân và nấu đồng

nung-khuon

 

Sau khi phơi khô khuôn cần lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt, sau đó tiến hành ghép và nung khuôn thêm một lần nữa. Trong khi nung khuôn thì người thợ cũng tiến hành nhóm lò luyện đồng để lấy nước. Đồng được nấu chảy ở 1200 độ C, sau khi đồng nóng chảy hết người thợ sẽ pha thêm tỷ lệ thiếc, chì và kẽm theo yêu cầu.Lúc này, nhiệt độ lên tới 1250 độ C và các nguyên liệu nóng chảy hoàn toàn. Quá trình nấu đồng kéo dài khoảng 10h là nước đồng có thể đem rót vào khuôn đúc. Quá trình nấu đồng và nung khuôn phải được thực hiện sao cho khi nước đồng rót được thì khuôn đã nóng đỏ đều. Đây chính là khâu  xác định được tay nghề của người thợ đúc có cao không nhờ vào khả năng phán đoán thời gian và kinh nghiệm đúc đồ đồng lâu năm. Việc nung khuôn có mục đích làm khuôn có nhiệt độ nóng phù hợp cho nước đồng có thể chảy đều trong khuôn. Nếu nhiệt độ khuôn không phù hợp,  đồng khi rót vào khuôn đông lại và sẽ không chảy hết vào các góc của khuôn.

5. Rót khuôn

Đồng  sau khi nấu khoảng 10h là có thể đem đúc đồng, đúc tượng chân dung bởi lúc này khuôn cũng đã được nung nóng tới nhiệt độ thích hợp, người thợ tiến hành rót đồng nóng chảy vào khuôn. Tùy theo kích thước của sản phẩm, thời gian chờ dỡ khuôn là khác nhau.

rot-dong

6. Sửa nguội

Sản phẩm sau khi dỡ khỏi khuôn đồng cần phải được sửa nguội để hoàn thiện sản phẩm. Sau khi dỡ khuôn cần mài sạch những lớp ba via ở các góc cạnh sau đó mới tiến hành chạm, đánh bóng, khảm hoa văn, lấy màu theo yêu cầu của khách hàng.

7. Hoàn thiện

Tùy thuộc vào sản phẩm và những yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm có thời gian hoàn thiện nhanh hay chậm. Nếu khách hàng yêu cầu cao, muốn làm thật đẹp thì người thợ phải sửa nguội thật tỷ mỉ dẫn tới tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, và tất nhiên giá thành sản phẩm sẽ cao hơn những sản phẩm tượng đồng, đúc tượng chân dung chất lượng khác.

hoan-thien

Cần chú ý rằng tỷ lệ pha trộn đồng với các loại kim loại khác phải tuân theo yêu cầu và kinh nghiệm pha trộn. Nếu chỉ vì giảm giá thành sản phẩm mà giảm tỷ lệ đồng thì sẽ dẫn đến làm hỏng cả sản phẩm, hao phí công sức vô ích.